11 Chỉ Số Tuyển Dụng Quan Trọng Cần Chú Ý Trong Năm 2021

19/07/2021
Các chỉ số tuyển dụng đóng vai trò then chốt trong các hoạt động tuyển dụng theo định hướng dữ liệu. Tuy nhiên, nếu bộ phận nhân sự đọc và làm theo tất cả các chỉ số hiện nay thì sẽ không có thời gian cho việc tuyển dụng trong thực tế! Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bàn về những chỉ số tuyển dụng quan trọng nhất mà bộ phận nhân sự một tổ chức cần chú ý.


Hãy bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi, như thế nào được xem là chỉ số tuyển dụng:
Ý nghĩa của các chỉ số tuyển dụng?
Các chỉ số này là thước đo dùng để theo dõi tỷ lệ tuyển dụng thành công và tối ưu hóa quy trình tuyển dụng của một doanh nghiệp. Các chỉ số này ghi nhận thời gian và nguồn lực được sử dụng cùng tỷ lệ chuyển đổi của các bước tuyển dụng khác nhau.
Các chỉ số tuyển dụng cung cấp thông tin về các khía cạnh khác nhau của việc tuyển dụng, từ kém hiệu quả đến quá mức cần thiết. Nó giúp các công ty xác định những điểm cần cải thiện và lý giải cho việc đầu tư vào các hoạt động tuyển dụng cụ thể.
Khi được sử dụng đúng cách, các chỉ số này giúp đánh giá quy trình tuyển dụng và loại hình tuyển dụng mà các công ty đang hướng tới. Việc đưa ra quyết định tuyển dụng đúng người có ý nghĩa rất quan trọng. Dù bạn lựa chọn đo lường dữ liệu hay tinh chỉnh các chỉ số tuyển dụng, danh sách bên dưới mang lại một cái nhìn tổng quan hoàn hảo về những điều cần chú ý khi tuyển dụng.
1. Time to fill
Chỉ số này biểu thị khoảng thời gian cần thiết để phát hiện và tuyển dụng thành công một ứng viên. Nó được đo bằng số ngày từ khi đăng tuyển đến khi tuyển được nhân sự thích hợp. Time to fill được xác định bởi tỷ lệ cung-cầu của từng công việc cụ thể và tốc độ của bộ phận tuyển dụng.
2. Time to hire
Chỉ số này đại diện cho khoảng thời gian từ lúc ứng viên được tiếp cận cho tới lúc ứng viên nhận lời làm việc tại vị trí ứng tuyển. Time to hire đo lường khoảng thời gian mà một ứng viên cần sau khi nộp hồ sơ để tiến thêm một bước trên bậc thang tuyển dụng. Time to hire là thước đo chính xác cho mức độ hiệu quả của bộ phận tuyển dụng. Chỉ số này còn được gọi là Time to Accept (Thời gian chấp nhận). Thời gian nhận lời ngắn cho phép bộ phận nhân sự tuyển được các ứng viên tốt hơn, tránh tình huống những ứng viên tốt nhất bị một công ty khác có thời gian tuyển dụng ngắn hơn giành mất.
3. Source of hire
Truy dấu các nguồn thông tin đã thu hút ứng viên mới đến với công ty của bạn là một trong những chỉ số tuyển dụng phổ biến nhất trong ngành. Số liệu này cũng hỗ trợ các nhà tuyển dụng theo dõi mức độ hiệu quả của các phương tiện tuyển dụng khác nhau như đăng tin trên báo, LinkedIn, cổng thông tin việc làm và các phương tiện khác.
4. Quality of hire
Chất lượng tuyển dụng được đo lường bởi chất lượng hiệu suất làm việc của một cá nhân, thường là trong năm làm việc đầu tiên. Những ứng viên được đánh giá cao cho thấy đó là một ca tuyển dụng thành công và ngược lại với những ứng viên có đánh giá thấp.
Chất lượng hiệu suất làm việc năm đầu tiên thấp là dấu hiệu của một đợt tuyển dụng không hiệu quả. Bộ Lao động chỉ ra rằng, cái giá phải trả cho một kỳ tuyển dụng kém là ít nhất 30% lương làm việc năm đầu tiên của nhân viên. Vậy nên chất lượng tuyển dụng là chỉ số bắt buộc phải có để đạt Tỷ lệ Thành công.
5. Applicants per opening
Chỉ số này giúp kiểm tra mức độ phổ biến của bài đăng tuyển dụng. Số lượng ứng viên lớn có thể phản ánh nhu cầu tuyển dụng cao trong lĩnh vực đó, hoặc nó chỉ ra rằng mô tả công việc của bạn quá rộng.
Chắc chắn chỉ số này không thể hiện số lượng ứng viên phù hợp. Bằng cách thu hẹp mô tả công việc và đưa ra một số tiêu chí ‘nghiêm ngặt’, số lượng ứng viên có thể giảm mà vẫn giữ nguyên số ứng viên đủ điều kiện.
6. Selection ratio
Đây là tỷ lệ ứng viên được thuê trên tổng số ứng viên nộp đơn. Nó còn được gọi là Tỷ lệ Nộp và Tuyển, và khi có quá nhiều người nộp đơn thì tỷ lệ này sẽ về 0. Tỷ lệ tuyển chọn có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích như ý nghĩa của các công cụ đánh giá và tuyển dụng khác nhau cũng như ước tính tiện ích của một hệ thống tuyển dụng nhất định.
7. Cost per hire
Chi phí tuyển dụng là tổng số tiền đầu tư vào việc tuyển dụng, được chia đều cho những trường hợp tuyển thành công. Nó bao gồm các cấu trúc chi phí khác nhau và được phân theo chi phí nội bộ và chi phí bên ngoài. Bằng cách định lượng tất cả, bộ phận nhân sự có thể ước tính tổng chi phí tuyển dụng.
8. Offer acceptance rate
Chỉ số này rất hữu ích khi so sánh số lượng ứng viên đã đồng ý đề nghị làm việc với số ứng viên đã nhận được đề nghị. Điểm thấp có thể phản ánh các vấn đề tiềm ẩn về phúc lợi. Nếu những vấn đề này xảy ra thường xuyên với từng bộ phận nhất định, vấn đề lương có thể ưu tiên trao đổi sớm hơn trong quá trình tuyển dụng để giảm thiểu tác động việc bị từ chối. Một ví dụ là liệt kê về mức thu nhập khi đăng tin tuyển dụng hoặc tham khảo mức lương mong muốn của mỗi ứng viên.
9. Percentage of open positions
Tỷ lệ các vị trí đang tuyển so với tổng số vị trí công việc có thể áp dụng cho các bộ phận cụ thể hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Tỷ lệ phần trăm cao cho thấy nhu cầu tuyển dụng cao (do tăng trưởng nhanh) hoặc do nguồn cung từ thị trường lao động thấp.
10. Recruitment funnel effectiveness
Phễu tuyển dụng bắt đầu từ các kênh tuyển dụng và kết thúc bằng việc hợp đồng lao động được ký kết. Khi tiến hành đo lường hiệu quả của các cấp độ khác nhau trong phễu, ta có được tỷ lệ phần trăm ứng viên cụ thể của mỗi cấp. Nó giúp tạo nên một số chỉ số tuyển dụng chất lượng.
11. Sourcing channel effectiveness
Mức độ hiệu quả của các kênh tuyển dụng giúp phân tích các nguồn tuyển dụng và số lượng ứng viên mà mỗi kênh mang lại, dựa trên mức độ đầu tư của doanh nghiệp. Để đo lường, hãy chọn khung thời gian thuận lợi và đếm số đơn ứng tuyển mà mỗi kênh thu được. Theo dõi sự hiệu quả của các kênh tuyển dụng giúp bạn xác định các nguồn tuyển dụng tốt nhất và kém nhất. Từ đó giúp bạn nhận được nhiều đơn ứng tuyển hơn và giúp bạn tránh được các khoản đầu tư không hiệu quả.
Kết luận
Nhiều năm trở lại đây, quy trình tuyển dụng đã phát triển đáng kể nhờ những tiến bộ trong công nghệ nhân sự, chẳng hạn như việc chia nhỏ các bộ phận và các nền tảng giải pháp nhân sự do bên giúp các chức năng nhân sự trở nên hiệu quả và tinh gọn hơn.
Nguồn: PeopleStrong