Các Đội Ngũ Đào Tạo & Phát Triển Có Thể Hỗ Trợ Cho Doanh Nghiệp Trong Công Cuộc Khôi Phục Sau Đại Dịch Như Thế Nào?

Các Đội Ngũ Đào Tạo & Phát Triển Có Thể Hỗ Trợ Cho Doanh Nghiệp Trong Công Cuộc Khôi Phục Sau Đại Dịch Như Thế Nào?

28/04/2021

Các chương trình Đào tạo & Phát triển (L&D) đã chịu nhiều ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch COVID-19. Gần đây, McKinsey đã báo cáo rằng gần 50% các chương trình trực tiếp đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ cho tới tận tháng 6 ở Hoa Kỳ. Riêng tại những khu vực thuộc Châu Á và Châu Âu, con số này lên tới gần 100%.

Các Đội Ngũ Đào Tạo & Phát Triển Có Thể Hỗ Trợ Cho Doanh Nghiệp Trong Công Cuộc Khôi Phục Sau Đại Dịch Như Thế Nào?
How Learning & Development Teams Can Support Businesses on the Road to Recovery

Việc trì hoãn hoặc hủy bỏ các trải nghiệm học tập trực tiếp là hoàn toàn hợp lý để bảo vệ sự an toàn cho nhân viên nhưng vẫn không thể phủ nhận được việc các doanh nghiệp luôn mong muốn được hồi phục hoàn toàn khỏi đại dịch.

Tại sao việc Đào Tạo & Phát Triển luôn cần được ưu tiên hàng đầu tại doanh nghiệp?

Chúng ta cần hiểu rằng hệ thống ngân quỹ đã được điều động để chống chọi với những khó khăn đến từ đại dịch COVID-19. Khi các công ty lập kế hoạch khôi phục thì việc thu hút cũng như giữ chân các nhân viên tài năng luôn được ưu tiên hàng đầu.

Đại dịch gần như đã làm thay đổi toàn bộ khía cạnh trong cuộc sống của mỗi người. Việc quan trọng mà các tổ chức cần làm là giúp nhân viên phát triển các kỹ năng mềm hữu ích trong tương lai, mang lại những thành công kể cả trong tình hình đại dịch xảy ra.

Theo một cuộc khảo sát dành cho các thế hệ, 70% trong số họ nhận định rằng những cơ hội mới liên quan đến công việc đã ảnh hưởng đến quyết định ở lại tổ chức của họ. Cũng theo đó, những công ty giữ vững cam kết, sẵn sàng đầu tư và giúp đỡ nhân viên trong thời gian khó khăn này sẽ được đánh giá là những nhà tuyển dụng phi thường.

Trong khi chúng ta đang cố gắng giữ chân đội ngũ nhân viên hàng đầu và chuẩn bị cho những mục tiêu mới, hãy cân nhắc đến các chương trình mà L&D có thể hỗ trợ trong việc hình thành những năng lực thiết yếu bên dưới đây:

  • Khả năng thích ứng và tính kiên cường

Để ứng phó với COVID-19, nhân viên được kiểm tra khả năng thích ứng với thay đổi khi gặp khó khăn. Đây sẽ tiếp tục được đánh giá là một kỹ năng quan trọng sau đại dịch. Để biết thêm về các bí quyết giúp hình thành nên tính kiên cường, hãy tham khảo bài blog sau từ cô Shana Bosler.

  • Sự hợp tác

Tính chất làm việc nhóm từ xa hoặc thông qua mạng lưới ảo rất khác biệt. Ở đây có thể xảy ra trường hợp những đồng nghiệp được làm việc trực tiếp với nhau trong khi những người khác làm việc từ xa. Khi các nhóm nỗ lực làm việc cùng nhau và đạt năng suất cao nhất, chính việc trau dồi kỹ năng cộng tác đã giúp họ hoạt động được hiệu quả như vậy.

  • Kỹ năng lãnh đạo và quản lý

Những kỹ năng trọng yếu để hình thành nên một người lãnh đạo tốt đều giống nhau dù cho họ có làm việc trực tiếp hay không. Tuy nhiên, việc chuyển sang làm việc tại nhà đã khiến các nhà lãnh đạo và quản lý phải học cách cư xử với lòng trắc ẩn, cần phải tích cực động viên nhân viên và tăng cường đưa ra những phản hồi hữu ích cho đội ngũ của mình.

  • Trí tuệ cảm xúc

McKinsey dự đoán rằng những yêu cầu về trí tuệ cảm xúc có xu hướng tăng thêm 26% từ năm 2016 đến 2030 (và con số này sẽ còn tăng thêm nữa).

  • Giao tiếp hiệu quả

Việc giao tiếp vốn dĩ đã là một thách thức và chúng có thể biến thành trở ngại lớn khi các nguồn nhân lực bị phân tán, phải hợp tác làm việc với nhau trên nhiều địa điểm và nhiều khả năng cao là trong cả múi giờ. Để hình thành kỹ năng thuộc phạm trù này, chúng ta cần phải rèn luyện chúng một cách thường xuyên.

  • Phát kiến và giải quyết vấn đề

SHRM chỉ ra rằng 37% trong số các nhà tuyển dụng coi khả năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng mềm thiết yếu mà các ứng cử viên đang còn thiếu. Trong lúc chúng ta thích nghi với cuộc sống mới sau đại dịch COVID-19, nhu cầu đến từ hệ thống tư duy phản biện cùng khả năng sáng tạo cũng theo đó ngày một gia tăng.

Tất cả những kỹ năng trên đều vô cùng quan trọng trong việc giúp công ty của bạn được vững mạnh và phát triển sau đại dịch. Chúng có thể được chỉ dạy thông qua các giải pháp Đào tạo và Phát triển.

Các nhân viên hiện tại và trong tương lai sẽ phân tích những phản hồi từ phía các tổ chức. Họ cần xác định hướng đầu quân của doanh nghiệp cho các mảng công việc như thế nào và cách tiếp cận của bạn đối với L&D cũng có thể là nhân tố tạo nên sự khác biệt lớn.

Ưu Tiên Đầu Tư Vào Đào Tạo Và Phát Triển

Để thu hút vốn đầu tư từ các bên liên đới trong hôm nay và ngày mai, hãy cân nhắc thử năm bước mà L&D có thể hỗ trợ cho công việc của bạn bên dưới đây:

1. Thành lập một nhóm xuyên chức năng.

Để đạt được vị thế tốt trong công cuộc tìm kiếm các khoản đầu tư và các chương trình huấn luyện, hãy thành lập một đội ngũ với các chức năng không chỉ nằm gói gọn trong nhóm L&D và HR.

Hãy xác định các bên liên đới giữa các phòng ban, các cấp độ khác nhau trong tổ chức để thiết lập đội nhóm của bạn. Chúng ta cần cân nhắc thêm việc tìm ra một nhóm với sự đa dạng trong nhận thức khi có thể. Việc này giúp đảm bảo nhóm bạn luôn có đủ đại diện trong các mảng xu hướng của Tư duy và Hành vi.

2. Xác định những thứ thiết yếu cho hiện tại và nhu cầu sử dụng lâu dài.

Việc sắp đặt công việc luôn hữu ích trong việc nhận ra đâu là thứ cần phải ưu tiên (ví dụ như cung cấp các khóa đào tạo giúp tăng năng lực giao tiếp qua mạng, tăng năng suất làm việc nhóm, các hướng dẫn sử dụng công nghệ video cũng như phần mềm hỗ trợ tương tác).
Những kỹ năng khác như quản lý hoặc rèn luyện tính kiên cường sẽ dần được đưa ra cho mục tiêu dài hạn. Hãy kết nối với những nhóm xuyên chức năng để xác định và ưu tiên các kế hoạch đào tạo, thiết lập thêm các mốc thời gian. Chúng ta nên quan tâm đến bảng kế hoạch để đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy tập trung vào các bước phục hồi để xác định được đâu là những nhu cầu đào tạo cấp bách nhất.

3. Đánh giá các giải pháp L&D để xác định những điểm trùng lặp và khoảng cách.

Hãy so sánh các chương trình đào tạo cũng như nội dung hiện có với danh sách các nhu cầu ngắn và dài hạn. Hãy đánh giá các định dạng của chương trình mà bạn đang sử dụng, điều chỉnh chúng cho phù hợp cho việc truyền tải qua mạng cũng như các buổi họp trực tuyến.

Ngoài ra, cần xác định đâu là khoảng cách của những nhu cầu so với khả năng hiện có của bạn. Việc phân tích kỹ lưỡng sẽ giúp bạn có một khởi đầu tốt, nhận định được các công việc có thể làm trong thời gian ngắn. Điều này cũng giúp bạn nghiên cứu về các giải pháp bổ sung phù hợp nào có thể được đưa vào cho việc học hỏi của tổ chức.

4. Hãy tạo lập kế hoạch cuốn chiếu phù hợp với tầm nhìn dài hạn.

Với tầm quan trọng của những kỹ năng mềm như “Khả năng thích ứng và sự kiên cường,” không có gì xa lạ khi cho rằng chúng cũng là yếu tố cần thiết dẫn đến sự thành công.

Hãy tạo một lịch làm việc cuốn chiếu với các chương trình và cột mốc kéo dài từ một đến hai tháng. Vạch ra những chương trình mà bạn sẽ đề nghị với mọi người với cột mốc thời gian cụ thể trong việc định hình và phát triển. Chúng ta có thể thuê một công ty tư vấn để hỗ trợ các nhu cầu mà nội bộ của mình đang cần. Ngoài ra, hãy cân nhắc rằng các kế hoạch của bạn phù hợp với mục tiêu dài hạn của tổ chức như thế nào? – ngay cả khi những ưu tiên trước mắt có đang được xếp vào mục ngắn hạn hay không.

5. Thường xuyên kiểm định và đánh giá kế hoạch của bạn.

Kế hoạch chắc chắn sẽ dần thay đổi theo thời gian. Hãy thường xuyên kiểm tra đội ngũ xuyên chức năng của bạn để đánh giá tiến độ, thống kê số liệu, những lĩnh vực thành công cũng như cơ hội cải thiện. Hãy theo sát đội ngũ mà bạn đã lập ra để luôn cập nhật về những thay đổi mới trong nhu cầu cũng như ưu tiên trong việc đào tạo của một tổ chức.

Kế tiếp, hãy cập nhật và thay đổi kế hoạch của bạn: Khi công việc ổn định, chúng ta có thể bắt tay vào việc lập ra các kế hoạch dài hạn. Cần khuyến khích việc tái đánh giá quan điểm của chính bản thân mỗi tháng một lần để luôn giữ được cách tiếp cận nhạy bén, tiếp tục đem đến các giá trị đầy tiềm năng trong tương lai.

Mặc dù cách thức làm việc đã thay đổi đáng kể chỉ trong khoảng thời gian ngắn, nhưng giá trị của việc huấn luyện đào tạo mà nó mang đến cho tổ chức cũng như nhân viên của bạn luôn còn đó. Bằng cách xây dựng một kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu của các bên liên đới, đội ngũ Đào tạo và Phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục doanh nghiệp sau đại dịch.

Nguồn: Emergenetics International

Liên hệ

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!