Giải Mã Tư Duy ESG Trong Chiến Lược Nhân Sự Vượt Khủng Hoảng

Giải Mã Tư Duy ESG Trong Chiến Lược Nhân Sự Vượt Khủng Hoảng

09/11/2020

Nhiều chuyên gia nhận định COVID-19 là một chất xúc tác để doanh nghiệp nhìn lại mình và quan tâm hơn đến các chiến lược dài hạn. Đặc biệt, ứng dụng mô hình ESG trong quản trị nhân sự được xem là cách tiếp cận hiệu quả cho các doanh nghiệp đang muốn hồi phục và phát triển mạnh hơn hậu dịch.

Giải Mã Tư Duy ESG Trong Chiến Lược Nhân Sự Vượt Khủng Hoảng
Giải mã mối liên kết giữa ESG và sức khỏe bộ máy nhân sự

 

Giải mã mối liên kết giữa ESG và sức khỏe bộ máy nhân sự

Khái niệm ESG không còn quá mới mẻ với hoạt động đầu tư kinh doanh trong khoảng 15 năm trở lại đây. Các nhà đầu tư dựa vào tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social và Governance) để sàng lọc và lựa chọn các doanh nghiệp trước khi rót vốn, trong đó:

  • E – Environment: Là tiêu chí xem xét công ty gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên ra sao trong quá trình hoạt động. 
  • S – Social: Là các tiêu chuẩn đánh giá cách công ty quản lý và xây dựng quan hệ với nhân viên, thông qua phúc lợi, bảo hiểm, đào tạo cho sự nghiệp, an toàn lao động, dịch vụ khách hàng, và nhiều hoạt động đóng góp giá trị cho xã hội.
  • G – Corporate Governance: Là các tiêu chí về quản trị doanh nghiệp, lương lãnh đạo, kiểm toán, kiểm soát nội bộ và quyền của cổ đông.

Greg Lowe, Giám đốc về Bền vững và Phục hồi tại Aon, nhận xét: “COVID-19 khiến chúng ta hiểu được rằng bất kể rủi ro khó lường đến đâu, tác động của nó đối với xã hội và doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào khả năng chúng ta lập kế hoạch cho những gián đoạn và thay đổi trong môi trường hoạt động”. Việc phát triển theo mô hình ESG, rất rõ ràng, sẽ giúp mang đến sự bền vững trong dài hạn nhờ sự tác động đến chiến lược nhân sự và văn hóa doanh nghiệp.

Cụ thể hơn, nếu coi nhân viên như một nhà đầu tư đang rót nguồn lực, thời gian, tương lai của mình vào một doanh nghiệp, có thể dễ dàng nhìn ra mối liên kết của chỉ số ESG với sức khỏe bộ máy nhân sự. Kết quả khảo sát “Doanh nghiệp xứng đáng làm việc nhất năm 2019” của Fortune đã chỉ ra sự tương đồng giữa chỉ số ESG và mức độ hài lòng của nhân viên. Theo đó, các công ty xếp hạng cao trong khảo sát có chỉ số ESG cao hơn 14% so với trung bình. Mặt khác, ESG cũng mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Theo Fortune, những thương hiệu tuyển dụng thu hút nhất năm 2019 có điểm số ESG cao hơn 25% so với các công ty khác. 

Vận dụng hiệu quả mô hình ESG: những điều cần lưu ý

 

Trong khi đó, khi sự bền vững và giá trị mà doanh nghiệp đóng góp cho xã hội trở thành yếu tố cốt lõi, cân đối 3 yếu tố E-S-G sẽ trở thành kim chỉ nam cho doanh nghiệp trong chính sách vận hành và phát triển. Ví dụ điển hình là công ty BlackRock – thuộc top 10 doanh nghiệp có chỉ số ESG phát triển tiềm năng (theo Investment News) – chú trọng chỉ số E bằng việc xây dựng quỹ năng lượng tái tạo lớn nhất ở Vương quốc Anh. 2 chỉ số S và G cũng được BlackRock phối hợp phát triển với tiêu chí cần có ít nhất 2 nữ giám đốc trong mỗi ban quản trị (theo theracetothebottom.org) hay nâng cao giá trị công tác từ thiện trong cộng đồng nhân viên. Những nỗ lực của BlackRock trong các chiến lược ESG đã mang lại kết quả tích cực: BlackRock đã trở thành 1 trong những công ty bền vững nhất khu vực Bắc Mỹ, được công nhận bởi tổ chức Dow Jones Sustainability Indices vào 2019 (theo BlackRock).

Vận dụng hiệu quả mô hình ESG: những điều cần lưu ý

Mô hình ESG mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn, đặc biệt cho quá trình vượt khủng hoảng. Vì vậy, việc xây dựng chính sách nhân sự theo mô hình này là một chiến lược dài hạn, cần bắt đầu càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ESG có được ứng dụng thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào văn hóa doanh nghiệp đang xây dựng. Bởi các mục tiêu ESG chỉ có thể đạt được nếu nó là mục tiêu chung của Ban Giám đốc và toàn thể đội ngũ nhân viên. Chính vì vậy, áp dụng ESG cần được thực hiện một cách bài bản và thận trọng theo từng bước để tránh tạo ra các xung đột với văn hóa doanh nghiệp sẵn có.

Đánh giá nghiêm túc, khách quan tiềm lực hiện tại của công ty

 

  • Đánh giá nghiêm túc, khách quan tiềm lực hiện tại của công ty: Để tìm giai đoạn và mức độ phù hợp cho việc vận dụng mô hình ESG, doanh nghiệp có thể thực hiện các khảo sát, phân tích trên các phương diện, lấy ý kiến từ các cổ đông và các cấp lãnh đạo. Bước này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các chỉ số của 3 tiêu chí môi trường, xã hội, quản trị để xác định hiện tại đơn vị cần cải thiện chỉ số nào. 
  • Triển khai chiến lược ESG vào quá trình vận hành nội bộ: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cho tuyển dụng không chỉ là nhiệm vụ riêng của bộ phận nhân sự. Giới hạn chiến lược ESG trong quy mô của phòng ban này có thể khiến mô hình chưa thật sự phát huy hết giá trị. Doanh nghiệp có thể xem xét lồng các yếu tố E-S-G vào văn hóa công ty và các hoạt động đào tạo như khuyến khích nhân viên mang cây xanh đến văn phòng, giảm thiểu rác thải nhựa, đóng góp vào những hoạt động từ thiện, công tác xã hội v.v. 
  • Thiết lập các báo cáo đo lường hiệu quả: Độ hài lòng của nhân viên đối với từng tiêu chí E-S-G hay kết quả của các hoạt động CSR trong năm… là những chỉ số đánh giá có giá trị, giúp doanh nghiệp điều chỉnh được kế hoạch phát triển trong giai đoạn bình thường mới. Bởi ESG là một mô hình được vận hành hoạt động hai chiều và không có một công thức phù hợp cho mọi doanh nghiệp, minh bạch trong truyền thông và lắng nghe phản hồi là điều vô cùng cần thiết để linh hoạt thay đổi.
     

Liên hệ

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!