Giữ Chân Nhân Sự Cấp Quản Lý: Tại Sao Vẫn Luôn Khó?

Giữ Chân Nhân Sự Cấp Quản Lý: Tại Sao Vẫn Luôn Khó?

10/06/2021

Chiêu mộ một đội ngũ quản lý có kinh nghiệm là bước đầu để một công ty có thể thành công trên thị trường. Tuy nhiên, việc giữ chân được người quản lý có kinh nghiệm và năng lực dường như là bài toán khó, nguyên do ở đâu?

Giữ Chân Nhân Sự Cấp Quản Lý: Tại Sao Vẫn Luôn Khó?

Trong một khảo sát được tiến hành vào năm 2019 của TalentLMS, một đơn vị thuộc Epignosis – tổ chức tiên phong về công nghệ giáo dục tại Mỹ cho thấy, 74% quản lý cho rằng doanh nghiệp ngày càng kém quan tâm đến họ, trong khi họ đã gắn bó với doanh nghiệp hơn 3 năm. Khảo sát này cũng cho thấy, 52% quản lý có kinh nghiệm hơn 5 năm đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Các con số phần nào cho thấy việc gắn bó, giữ chân nhân tài cấp quản lý vẫn còn là một thử thách với các doanh nghiệp.

Những nguyên do dẫn đến sự ra đi của cấp quản lý

Môi trường làm việc là một trong những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên cấp quản lý với doanh nghiệp. Sự chuyên nghiệp của tổ chức, đồng nghiệp, văn hoá doanh nghiệp… ảnh hưởng rất lớn đến quyết định gắn bó của cấp quản lý. 61% quản lý nói rằng họ gắn bó với doanh nghiệp vì họ có thể phối hợp hiệu quả với cấp dưới của mình, theo khảo sát của TalentLMS. Cấp quản lý muốn làm việc trong một môi trường mà họ thấy mình có sức ảnh hưởng, có động lực và khả năng để hành động. Một môi trường kém hiệu quả, hay có nhiều bất đồng về văn hoá, cách làm việc có thể khiến nhân viên cấp quản lý chán nản và muốn rời bỏ.

Why is it difficult to retain managers?

Bên cạnh đó, thực tế là thị trường việc làm ngày càng mở rộng, đặc biệt là đối với cấp quản lý – vị trí thường xuyên thiếu hụt nhân tài có kinh nghiệm ở các tổ chức. Nhiều cơ hội với những trải nghiệm đa dạng hơn tạo nên sức hấp dẫn với nhân sự, khiến họ thường xuyên phân vân giữa việc đi hay ở, đặc biệt là trong tình huống họ không quá gắn bó với tổ chức hiện tại.

Cuối cùng, cạnh tranh về lương, thưởng, đãi ngộ cũng có thể là nguyên nhân khiến cấp quản lý phân vân về việc gắn bó với doanh nghiệp. Mức tăng lương, thưởng cho nhân viên đã gắn bó lâu dài không thể nào bằng sự chênh lệch khi “nhảy việc” là suy nghĩ chung của khá nhiều nhân sự. Do đó khi nhìn thấy lời mời với mức lương cao hơn, tuy đôi khi xét về lâu dài chưa chắc đã bền vững, nhân viên cấp quản lý vẫn sẽ nhen nhóm ý định thay đổi công việc.

Chiến lược quản trị giúp tăng sự gắn bó của quản lý với công ty

Để xây dựng mối quan hệ gắn bó với nhân viên cấp quản lý, doanh nghiệp sẽ cần có một chiến lược quản trị nhân sự bài bản. Dưới đây là ba điểm doanh nghiệp nên cân nhắc trong chiến lược nhân sự của mình:

Đưa ra gói lương – phúc lợi hợp lý nhất: Điều này đòi hỏi doanh nghiệp có sự nghiên cứu về thị trường, khảo sát mức lương của các doanh nghiệp khác trong ngành, đặc biệt là những doanh nghiệp có tính chất tương tự với tổ chức của mình. Doanh nghiệp có thể tham khảo khảo sát lương của các đội ngũ chuyên nghiệp như Mercer, để có cái nhìn sâu sát và tổng quan nhất về mức lương – thưởng trong ngành, từ đó có cơ sở đưa ra đề xuất phù hợp cho nhân viên cấp quản lý. Một lưu ý là các phúc lợi đi kèm, như các chuyến du lịch, quà tặng vào các dịp đặc biệt, hay các ưu đãi cho gia đình… cũng sẽ giúp doanh nghiệp ghi điểm với nhân sự.

Thực sự trao quyền cho cấp quản lý: Không một ai muốn bản thân chỉ là một “người thực thi” – hay nói cách khác là chỉ đơn thuần thực hiện theo quy trình, công việc, yêu cầu sẵn có của doanh nghiệp, đặc biệt là cấp quản lý. Họ cần được thực sự trao quyền quyết định, quyền quản lý và định hướng công việc. Quyền lực này sẽ đi kèm với trách nhiệm, giúp cấp quản lý ý thức rõ vai trò của mình trong đôi ngũ, từ đó có động lực cống hiến nhiều hơn. Nếu thấy cấp quản lý có thiếu sót về năng lực, doanh nghiệp có thể chủ động đề xuất các khoá học, giúp họ trau dồi khả năng, đồng thời thể hiện sự ghi nhận và đầu tư của doanh nghiệp với cấp quản lý.

Giữ chân nhân sự cấp quản lý: Tại sao vẫn luôn khó?

Ghi nhận đóng góp: Việc khen thưởng những thành tích, đóng góp của nhân viên quản lý nói riêng, và cả đội ngũ mà họ đang quản lý nói chung thông qua cả lời nói lẫn vật chất sẽ giúp cấp quản lý thấy được giá trị của mình với doanh nghiệp. Những khen thưởng nhỏ, như tiền thưởng cho đội ngũ sau khi hoàn thành dự án, hay đơn giản chỉ là một bài viết/email cảm ơn của lãnh đạo sau khi kết thúc nửa đầu năm bận rộn, cũng sẽ khiến cấp quản lý cảm thấy được quan tâm và ghi nhận. 

Doanh nghiệp cũng cần nhìn nhận rõ vấn đề mà cấp quản lý của mình đang gặp phải để áp dụng đúng chiến lược nhân sự phù hợp, cân nhắc các ưu tiên. Nếu còn băn khoăn trong việc tìm lời giải phù hợp cho bài toán “cấp quản lý”, doanh nghiệp có thể tìm đến các đơn vị tư vấn nhân sự để được định hướng và đề xuất giải pháp rõ ràng hơn.

Liên hệ

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!