Hỗ Trợ Nhân Viên là “Bệnh Nhân COVID Kéo Dài"

17/06/2021
Trong khi quy trình tiêm vắc-xin đang được triển khai trên toàn quốc và các thành phố lớn đang nới lỏng các hạn chế, nhiều công ty, doanh nghiệp cũng háo hức được quay trở lại làm việc. Và mặc dù các công ty này đang chuẩn bị cho nhân viên làm quen với cuộc sống hậu COVID-19, vẫn có những quan ngại về vấn đề sức khỏe cần được chú ý: đó chính là Hội chứng Covid kéo dài.


Những cá nhân bình phục sau khi mắc COVID-19 nhưng vẫn có các triệu chứng của bệnh nhiều thánh sau đó được gọi là “bệnh nhân COVID kéo dài”, và hiện nay tình trạng này khá phổ biến. Đã có những báo cáo nhất quán về các bệnh nhân có di chứng kéo dài, bao gồm những người có các dấu hiệu khởi bệnh nhẹ. Trong một vài trường hợp, các di chứng này tồn tại và kéo dài hơn ba tháng. Theo Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các nghiên cứu ước tính khoảng 10% bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ rơi vào tình trạng bệnh kéo dài này.
Vẫn còn nhiều điều chưa rõ về COVID-19 (như ảnh hưởng của nó với các bộ phận trên cơ thể người bệnh chứ không chỉ riêng phổi), và chúng có thể là nguyên nhân khiến chúng ta không thể xác định được khoảng thời gian cần thiết để người lao động có thể trở lại làm việc. Khả năng là những bệnh nhân COVID kéo dài này sẽ được chia thành hai nhóm chính. Một nhóm, trước đây được gọi là “hội chứng sau hồi sức tích cực”, chỉ những bệnh nhân nhiễm trùng nặng và chịu nhiều di chứng sau khi được chữa trị. Nhóm còn lại bao gồm những người vẫn còn di chứng bệnh, tình trạng bệnh của họ ở nhẹ hoặc trung bình. Yêu cầu với hai nhóm này cũng sẽ rất khác biệt. Về mặt điều trị, với nhóm đầu, dù tình trạng bệnh nghiệm trong song phương pháp chăm sóc rất rõ ràng, cụ thể.
Ở nhóm thứ hai, với những người bệnh có triệu chứng ban đầu nhẹ hoặc không có triệu chứng, họ có gặp các vấn đề bao gồm ho kéo dài, mất vị giác và khứu giác, đau nhức cơ, mệt mỏi, đau đầu, gặp các vấn đề về nhận thức (chứng “sương mù não”) và bị gián đoạn giấc ngủ. Trong quá trình phục hồi, nhiều người bệnh thấy chán nản do không đạt được tiến triển nào. Nhiều người cảm thấy lo lắng và mệt mỏi liên quan đến toàn bộ trải nghiệm. Các triệu chứng này có thể trầm trọng hơn khi tiến hành chẩn đoán trên diện rộng, vốn thường không đưa ra các kết luận cụ thể. Cần có cách tiếp cận toàn diện hơn để giúp những bệnh nhân này mau chóng hồi phục. Các tổ chức, doanh nghiệp nên cân nhắc một số lưu ý sau:
Các chương trình phục hồi sau COVID:
Chúng ta có thể hỗ trợ các nhân viên bị COVID kéo dài bằng các chương trình phục hồi phù hợp với họ. May mắn là ngày càng nhiều các phòng khám đa khoa phục vụ hậu COVID được thành lập nhằm giúp quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh được toàn diện hơn. Các chương trình trở thành đầu mối duy nhất cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để bệnh nhân không cần phải thăm khám nhiều bác sĩ khác nhau.
Về việc nghỉ phép và trường hợp mất khả năng lao động:
Một số bệnh nhân COVID kéo dài báo cáo về các di chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày của họ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà nhân viên có thể cần nghỉ phép có lương (FMLA) gián đoạn, số khác có thể đủ điều kiện để được trợ cấp dưới diện mất khả năng lao động ngắn hạn/dài hạn theo luật. Với những nhân viên không đủ điều kiện cho các trường hợp trên, nghỉ phép cá nhân hoặc nghỉ bệnh có thể được xem xét. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý các luật liên quan tới việc nghỉ phép hậu COVID tại địa phương.
Các tổ chức có thể cần hỗ trợ trong việc quyết định nhân viên nào được nghỉ phép có lương và hưởng trợ cấp mất khả năng lao động. Bởi nhiều phòng khám đa khoa hậu COVID tập trung vào việc phục hồi, họ có thể cung cấp các quy trình đánh giá sức khỏe, khả năng lao động phù hợp để phân loại các yêu cầu nghỉ phép hay hưởng trợ cấp của nhân viên. Các công ty cũng sẽ nhận thấy sự gia tăng trong việc xin nghỉ phép và hưởng trợ cấp đến từ các nhân viên đã khỏi bệnh nhưng mắc phải những di chứng nặng nề do COVID để lại.
Hỗ trợ sức khỏe:
Các tổ chức, công ty – và nhân viên của họ – cần phải hiểu rõ các chương trình hỗ trợ sức khỏe nào có thể được tiếp cận thông qua các chương trình phúc lợi sẵn có. Mặc dù COVID vẫn còn là một căn bệnh tương đối mới, nhưng nhiều nguồn lực đã có sẵn, chẳng hạn như các dịch vụ tư vấn về trầm cảm và lo âu liên quan đến COVID kéo dài như các hướng dẫn kiểm soát các triệu chứng và ảnh hưởng của nó trong cuộc sống. Các chương trình hỗ trợ nhân viên cũng có thể phục vụ cho mục đích này. Công ty cần xem xét các chương trình hiện tại có gì và trao đổi rõ ràng với nhân viên của mình. Dịch vụ chăm sóc trực tuyến hoặc trị liệu từ xa cũng là giải pháp hữu hiệu.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số bệnh nhân COVID-19 kéo dài đang có xu hướng giảm nhẹ các di chứng sau khi được tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, nó không áp dụng với tất cả. Cho đến khi chúng ta biết hơn về COVID-19, tất cả những gì chúng ta có thể làm là nhìn nhận vấn đề, hỗ trợ và thấu hiểu với bệnh nhân bằng cách cung cấp các dịch vụ cần thiết để họ mau chóng trở về cuộc sống bình thường.
Nguồn: Mercer