Tầm Quan Trọng Của Việc Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Tầm Quan Trọng Của Việc Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

07/11/2022

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển ổn định và vững vàng trên thị trường hiện nay. Điều này khẳng định được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp.

Khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp, người làm chủ trước tiên sẽ chú trọng vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp muốn tồn tại vững vàng thì hoạt động kinh doanh phải luôn đồng hành và phát triển cùng với văn hóa doanh nghiệp. Bài viết này giúp độc giả hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa đối với doanh nghiệp. 

1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các nội dung, quy tắc về nhận thức, phép ứng xử, cách thức giao tiếp, và các phẩm chất đặc thù chỉ có trong một doanh nghiệp. Những giá trị nêu trên được hình thành và thay đổi cho phù hợp với quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó, dần dần trở thành thói quen tác động đến tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên khi sinh hoạt và làm việc trong môi trường doanh nghiệp. 

Cá nhân khi bước vào một doanh nghiệp sẽ mang theo một “cái tôi” rất riêng, nhưng khi hòa nhập, làm việc cùng với nhau trong một môi trường có văn hóa doanh nghiệp, suy nghĩ của họ sẽ trên cùng một tần số, các hoạt động thống nhất, hỗ trợ nhau và trường năng lượng mà họ tỏa ra cũng có sự tương đồng đáng kể. Tuy văn hóa là giá trị vô hình nhưng lại được thấy rõ nhất qua những điểm chung nêu trên. 

Tác dụng của việc xây dá»±ng văn hóa doanh nghiệpTại sao cần phải xây dựng hình ảnh văn hóa doanh nghiệp?

2. Tác dụng của văn hóa doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, văn hóa là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên về công việc như môi trường làm việc, không khí làm việc. Qua đó làm giảm tỉ lệ nghỉ việc cũng như là yếu tố được cân nhắc đầu tiên khi một nhân viên ứng tuyển vào công ty.

Không chỉ tạo ra những nguyên tắc chung chi phối tác phong làm việc, giao tiếp ứng xử giữa các nhân viên với nhau, văn hóa doanh nghiệp còn tác động đến hình ảnh và uy tín của công ty bởi nó là kim chỉ nam cho mọi tư duy, quyết định và hành động của nhân sự giúp các thành viên ở trong đó hiểu được tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức mà họ đang gắn bó và thể hiện cho khách hàng, đối tác thấy được các giá trị đó. 

3. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn phát triển và tạo ra những dấu ấn của riêng mình trên thị trường thì văn hóa góp phần rất quan trọng. Bởi văn hóa doanh nghiệp được xây dựng dựa trên những đặc điểm như sau: 

Văn hóa doanh nghiệp gắn với con người: Doanh nghiệp là một tổ chức tập hợp được rất nhiều những cá thể có chung mục đích, lý tưởng để cùng làm việc, tương tác với nhau và tạo ra một kết quả nào đó. Từ đó hình thành các thói quen, những quy tắc chuẩn mực và được thực hiện bởi tất cả các thành viên trong tổ chức. Như vậy văn hóa được tạo nên từ các thành viên của doanh nghiệp và cũng được thực hiện bởi chính họ.

Văn hóa doanh nghiệp có tính giá trị: Bản chất của văn hóa phải là những chuẩn mực và thói quen góp phần tạo ra những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh hoặc là tư tưởng, hành động thể hiện được hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín nhưng không kém phần cởi mở, linh hoạt của doanh nghiệp. Đó chính là giá trị của văn hóa hay là yếu tố làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác.

Văn hóa doanh nghiệp có sự ổn định: Tiền đề của văn hóa doanh nghiệp là những hoạt động, nhận thức đã được hình thành ngay từ khi doanh nghiệp bắt đầu tồn tại. Trải qua quá trình phát triển, niềm tin vào các hoạt động và nhận thức đó sẽ lớn lên và tích lũy trở thành văn hóa nên tính ổn định của văn hóa doanh nghiệp là rất cao. 

Tuy nhiên, khi tình hình doanh nghiệp cũng như thị trường có những biến động mạnh đòi hỏi doanh nghiệp cũng phải trở mình để thích ứng và tồn tại thì văn hóa cũng sẽ là yếu tố cần phải thay đổi. 

4. Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Nhằm tạo ra một nền văn hóa đặc trưng và có chiều sâu, doanh nghiệp phải xây dựng nội dung của văn hóa bám sát hai yếu tố dưới đây: 

Thứ nhất, định hướng, chiến lực của công ty (Sứ mệnh và tầm nhìn):

Các mục tiêu cụ thể mà công ty đặt ra, bao gồm mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hoạt động và mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn. Đây sẽ là định hướng chính để xây dựng văn hóa. 

Thứ hai, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đang có:

Các giá trị này được hiển thị qua nhiều yếu tố, bao gồm cả vô hình và hữu hình. Chẳng hạn như:

  • Đội ngũ nhân sự: Mỗi một doanh nghiệp đều có những chân dung về đội ngũ nhân sự mà mình muốn được hợp tác, cùng làm việc. Khi một nhân viên mới gia nhập công ty, việc hội nhập văn hóa là điều tất yếu. Người phù hợp sẽ là người nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc bởi họ đã có cùng hệ tư tưởng, giá trị sống. 
  • Cách ứng xử, giao tiếp, thói quen của mọi người trong công ty: Là những hoạt động xảy ra thường ngày, thường xuyên trong môi trường làm việc góp phần tạo ra một môi trường dễ chịu nhưng không kém phần kỷ luật cho nhân viên làm việc.
  • Cách ứng xử của nhân viên công ty với bên ngoài (với đối tác, với khách hàng): Giá trị này liên quan trực tiếp đến hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường và kết quả kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. 
  • Hình thức và phương pháp làm việc: Là quy trình, trình tự để thực hiện một công việc. Sự chặt chẽ và hợp lý trong quy trình làm việc góp phần nâng cao kết quả làm việc của nhân viên đồng thời giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra và giám sát quá trình làm việc của nhân viên. 
  • Quy định nội bộ công ty (về giờ giấc làm việc, đồng phục, lương thưởng, nội dung và hình thức kỷ luật, chịu trách nhiệm, v.v) tạo ra một hành lang đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn diễn ra trong một khuôn khổ, được kiểm soát. 

5. Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa được xây dựng khi những thói quen, quy tắc, chuẩn mực được thể hiện dưới những hình thức nhất định và được áp dụng trên quy mô doanh nghiệp cũng như những nhân viên tiềm năng của doanh nghiệp. Để văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả, cần có phương án xây dựng cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp: Những gì mà doanh nghiệp đang áp dụng và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp
  • Bước 2: Xác định những gì doanh nghiệp mong muốn về văn hóa doanh nghiệp của công ty: Thay đổi hoặc xóa bỏ những giá trị không phù hợp, bổ sung những giá trị mới.
  • Bước 3: Soạn thảo kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Kế hoạch gồm có: mục tiêu, hoạt động, thời gian hoàn thành, nội dung cần xây dựng (Quy chế, quy định của công ty); Tầm nhìn; Sứ mệnh; Giá trị cốt lõi; Triết lý kinh doanh), Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể?

Bước 4: Công bố và truyền đạt văn hóa đến toàn doanh nghiệp

Bước 5: Đo lường kết quả sau khi thực hiện văn hóa

  • Thực hiện khảo sát hàng năm, tạo cơ hội để nhân viên phản hồi về các giá trị của công ty, đánh giá mức độ phù hợp của chúng đối với nhân viên
  • Đo lường bằng các chỉ số như: Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, sự gắn kết của nhân viên, sự hài lòng của nhân viên.

Cần phải hiểu rằng, quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là việc chủ doanh nghiệp đưa ra các giá trị mình mong muốn mà còn là sự đóng góp ý kiến, phối hợp hành động của toàn thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp đó. Điều này giải thích lý do văn hóa doanh nghiệp có khả năng ảnh hưởng lớn đến các thành viên trong chính doanh nghiệp đó.

Liên hệ

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!