Điều Doanh Nghiệp Nước Ngoài Cần Biết Khi “Chào Sân” Thị Trường Việt Nam

Điều Doanh Nghiệp Nước Ngoài Cần Biết Khi “Chào Sân” Thị Trường Việt Nam

26/01/2021

Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, đã có tên tuổi ở thị trường quốc tế hay chưa, mỗi công ty nước ngoài khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam (starting a business in Vietnam) cần phải hiểu rõ đâu là thách thức lẫn cơ hội để phát triển.

Điều Doanh Nghiệp Nước Ngoài Cần Biết Khi “Chào Sân” Thị Trường Việt Nam
Cơ hội_ thách thức kinh doanh tại Việt Nam

 

Để có thể phát triển bền vững và tạo nên hiệu ứng tích cực cho thương hiệu khi đầu tư vào Việt Nam (starting a business in Vietnam), doanh nghiệp cần có chiến lược “biết mình biết ta”, hiểu rõ sản phẩm kinh doanh của mình lẫn cơ hội – thách thức (Business opportunities in VietNam) trong hiện tại và tương lai của nước sở tại. 

Thị trường cởi mở, rộng cửa cho nhà đầu tư nước ngoài

Với một thị trường hơn 95 triệu dân, Việt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và phát triển. Cơ hội kinh doanh tại Việt Nam (business opportunities in Vietnam) là rất lớn, đặc biệt với những nhóm ngành công nghệ hoặc những sản phẩm mới lạ bởi dân số Việt Nam là dân số trẻ, năng động, có tỉ lệ sử dụng internet cao, cởi mở với sáng kiến mới. Nếu biết cách tận dụng, doanh nghiệp nước ngoài sẽ dễ dàng mở rộng thị trường, kênh phân phối, sản xuất nhờ vào sức tiêu dùng, nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam.

Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khủng hoảng do đại dịch Covid-19. Nhờ các chính sách khống chế dịch bệnh kịp thời và sự tin tưởng từ giới đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã và đang thể hiện sự hồi phục vượt bậc trong kinh tế, được dự đoán là nước duy nhất trong khối ASEAN giữ mức tăng trưởng dương. 

Thêm vào đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực giúp xóa bỏ nhiều rào cản thuế quan, mở ra nhiều cơ hội cho các nước EU đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam còn có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương, nguồn nhân công dồi dào với năng suất cạnh tranh với các nước trong khu vực, tạo nên sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Làn sóng đầu tư FDI cũng sẽ tạo nên hiệu ứng domino trong thời gian sắp tới.

Có thể thấy, Việt Nam có rất nhiều lý do để trở thành một điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào thị trường Việt Nam (start a business in Vietnam), đặc biệt trong thời điểm này.

Thách thức cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Tuy nhiên, một trong những rào cản dễ nhận thấy khi doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam chính là rào cản ngôn ngữ. Mặc dù tiếng Anh đã được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh ở Việt Nam, nhưng tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ chính trong giao tiếp, đặc biệt khi làm việc với cơ quan hành chính và người lao động. Các văn bản quy định về luật, thuế, giấy phép lao động,… luôn phải được viết bằng tiếng Việt, điều này dễ thành trở ngại khi doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách hỗ trợ. 

Những khác biệt văn hóa cũng dễ khiến các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn trong việc quản trị nguồn nhân lực, dẫn tới giảm sút năng suất làm việc và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Hạn chế về hiểu biết văn hóa còn ảnh hưởng tới tầm nhìn của người quản lý và tác động tiêu cực tới sự phát triển của công ty.

Một yếu tố quan trọng không kém làm “chùn chân” nhiều doanh nghiệp nước ngoài là quy định về thuế. Hệ thống thuế tại Việt Nam có tới hơn 10 loại khác nhau, từ thuế giá trị gia tăng (VAT) đến thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,… Mỗi loại thuế lại có phương pháp tính áp dụng theo nhiều trường hợp và thủ tục khác nhau. Sự phức tạp đó có thể là bài toán “đau đầu” cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt khi cần rà soát và báo cáo thuế định kỳ. Lúc này, doanh nghiệp rất cần một bên cung cấp dịch vụ xử lý thuế chuyên nghiệp, am hiểu luật, vì chỉ cần một sai số nhỏ cũng có thể dẫn đến rủi ro không đáng có.

Để có thể tập trung đầu tư vào thị trường Việt Nam và giảm thiểu những thách thức kể trên, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tìm một bên thứ ba có uy tín, thâm niên và am hiểu thị trường trong nước để giúp giải quyết những vấn đề phát sinh với cơ quan Nhà nước hoặc do bất đồng ngôn ngữ, văn hóa gây nên. 

Hãy chọn một đối tác giàu kinh nghiệm hợp tác với đối tác quốc tế bởi họ sẽ am hiểu những vấn đề mà các công ty nước ngoài thường gặp phải. Ngoài ra, một đối tác tư vấn nhiều kinh nghiệm như Talentnet với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, chuyên môn cao, thông thạo các luật lệ, thuế quan cập nhật nhất của Việt Nam sẽ giúp đưa ra lời khuyên hữu ích, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp với văn hóa địa phương.

Liên hệ

Liên hệ

Bản tin

Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!