Không Phải Lương Thưởng - Nhân Viên Cần Gì Hơn Trong Thời Đại Mới?

Không Phải Lương Thưởng - Nhân Viên Cần Gì Hơn Trong Thời Đại Mới?

29/07/2021

Khi thị trường lao động và nhân sự vẫn chưa kịp ổn định sau chuỗi biến động liên tiếp, củng cố và cải thiện chế độ phúc lợi nhân viên là một trong những "liều thuốc bổ" giúp duy trì sức khoẻ cho doanh nghiệp.

Không Phải Lương Thưởng - Nhân Viên Cần Gì Hơn Trong Thời Đại Mới?
Employees’ benefits – businesses’ new competitive advantage

Phúc lợi nhân viên – lợi thế cạnh tranh mới của doanh nghiệp

Trong bối cảnh “hiện thực mới”, nền kinh tế dần chuyển mình phục hồi với đà tăng trưởng hậu suy thoái mạnh mẽ. Thị trường việc làm quay lại đồng nghĩa với thực tế người lao động sẽ nhận được những lời mời hấp dẫn từ các công ty đối thủ, tạo ra làn sóng dịch chuyển nhân sự ồ ạt. Theo một khảo sát gần đây của McKinsey, có đến hơn 25% người lao động có xu hướng tìm kiếm việc làm mới sau đại dịch. Thậm chí, một khảo sát hồi tháng 4 với 4.000 lao động tại Anh cho thấy có đến 60% trong số họ muốn nhảy việc sau đại dịch.

Sau hàng loạt thay đổi lớn bởi Covid-19, nhu cầu phúc lợi của nhân viên, đặc biệt là thế hệ Z đã thay đổi theo hướng đa dạng, quan tâm nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất hơn, không còn gói gọn trong lương thưởng hay ngày nghỉ phép hàng năm.

Phúc lợi cho nhân viên ngày nay không chỉ là một yếu tố bổ trợ hay cộng thêm mà đã trở thành lợi thế cạnh tranh có tầm ảnh hưởng rõ rệt cho doanh nghiệp. Bằng việc xây dựng một chế độ phúc lợi hiệu quả, doanh nghiệp dễ dàng giữ chân nhân tài, truyền động lực cho nhân viên và thu hút thêm nhiều ứng viên tiềm năng.

Bối cảnh mới, nhân viên cũng cần phúc lợi mới

Ngày nay, nhân viên đã dành sự quan tâm nhiều hơn đến các phúc lợi trực tiếp liên quan đến bản thân như sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, cơ hội thăng tiến và thậm chí là hoạt động thiện nguyện đáp trả cộng đồng. Các cấp lãnh đạo và bộ phân nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định, triển khai phúc lợi mới và quan tâm lắng nghe nguyện vọng từ nhân viên để điều chỉnh các phúc lợi cho phù hợp. 
Để kích hoạt năng lực cạnh tranh, bên cạnh những hình thức truyền thống, doanh nghiệp có thể triển khai các chế độ phúc lợi mới, bao gồm:

  • Đầu tư sức khoẻ tinh thần cho nhân viên (Mental Health Benefit): khuyến khích trải nghiệm làm việc lành mạnh thông qua việc xây dựng văn hóa hỗ trợ lẫn nhau, tuyệt đối loại bỏ hành vi bóc lột, bắt nạt hoặc thiên vị. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể giới thiệu lớp thiền, các hoạt động tư vấn định hướng… cũng giúp nâng cao sức khoẻ tinh thần của nhân viên.
  • Khuyến khích nâng cao sức khỏe thể chất (Physical Health Benefit): Khởi xướng thành lập các câu lạc bộ năng khiếu, thể thao; đài thọ chi phí phòng gym, tổ chức các hoạt động ngoài trời, giải thể thao nội bộ nhằm khuyến khích nhân viên vận động, nâng cao thể lực. Ngoài ra, các câu lạc bộ năng khiếu, thể thao trong công ty cũng giúp tăng cường tính gắn kết và hoà nhập cho nhân viên.
  • Phúc lợi F&B: Tạo môi trường công sở với đầy đủ tiện nghi như ở nhà, bao gồm pantry, quầy thức ăn, nước uống, tủ thuốc. Điều này đã được thực hiện ở đại đa số các doanh nghiệp, tuy nhiên một số doanh nghiệp nội địa, hoặc startup vẫn chưa chú ý đến.
  • Tạo cơ hội giúp nhân viên tham gia các hoạt động thiện nguyện: khuyến khích nhân viên chung tay vào các hoạt động xã hội với chính sách Social Justice PTO (Paid Time Off). Phương pháp này không chỉ tạo phúc lợi cho nhân viên mà còn giúp công ty nâng cao danh tiếng và thể hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp với cộng đồng.
  • Phát triển năng lực cá nhân: Một lộ trình phát triển rõ ràng là một trong những yếu tố tiên quyết để giữ chân nhân sự, nhất là cấp quản lý. Doanh nghiệp cần tìm hiểu các kĩ năng nhân viên còn thiếu và xây dựng một chương trình học tập bài bản với nhu cầu phát triển cá nhân của từng người, đặc biệt là về ngoại ngữ trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm công nghệ để giúp trải nghiệm học tập của nhân viên dễ dàng và thú vị hơn. Có thể kể đến như ứng dụng học nói tiếng Anh ELSA Speak đang rất được các công ty ưa chuộng bởi ứng dụng công nghệ AI giúp nhân viên chỉnh sửa phát âm chuẩn xác, tích luỹ từ vựng và nâng cao khả năng giao tiếp. Ứng dụng này cũng có khả năng thiết kế nội dung học theo từng ngành nghề của doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ công cụ quản lý tổng quan cho phép công ty đánh giá và kiểm tra tiến độ học tập của nhân viên, đo lường được ROI và hiệu quả đầu tư.

Upgrade businesses’ welfare package – What should you mind?

Nâng cấp chế độ phúc lợi của công ty – Điều cần lưu ý

Cải tiến, sáng tạo các chế độ phúc lợi mới cho nhân viên là xu hướng nhân sự cần thiết trong thời đại mới, tuy nhiên nhà lãnh đạo cần chú ý những điểm sau để phù hợp với hoàn cảnh, tình huống thực tế ở doanh nghiệp mình

  • Lên kế hoạch ngân sách phù hợp với tiềm lực công ty: Quyết định nâng cấp chế độ phúc lợi cho nhân viên chắc chắn sẽ tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ. Nhà lãnh đạo nên cân nhắc tình hình tài chính thực tế để lựa chọn những phương án thích hợp, vừa tiết kiệm chi phí vừa tối đa hóa hiệu suất làm việc cho nhân viên.
  • Khảo sát để lắng nghe nhu cầu thực tế của nhân viên: Tùy thuộc vào từng ngành nghề, vị trí mà nhân viên sẽ có những nhu cầu khác nhau. Khảo sát bằng nhiều hình thức như lập bảng câu hỏi, hòm thư góp ý hoặc trò chuyện trực tiếp với nhân viên sẽ giúp nhà lãnh đạo tìm ra mong muốn thật sự của người lao động
  • Thẳng thắn trao đổi kế hoạch và nhận góp ý từ đội ngũ nhân sự: Sau khi lập kế hoạch cải thiện chế độ phúc lợi, nhà lãnh đạo nên trao đổi thẳng thắn với nhân viên dưới quyền – những người trực tiếp hưởng lợi từ kế hoạch này – để bổ sung, sửa đổi hoặc tìm ra cách triển khai khả thi nhất.

Nguồn: Ứng dụng học nói tiếng Anh ELSA Speak

Liên hệ

Liên hệ

Bản tin

Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!