#HRmust-know: Trải Nghiệm Nhân Viên - Chìa Khóa Thành Công Của Doanh Nghiệp

#HRmust-know: Trải Nghiệm Nhân Viên - Chìa Khóa Thành Công Của Doanh Nghiệp

26/11/2021

Trải nghiệm của nhân viên (employee experience) đề cập đến những quan sát và cảm nhận của người lao động về một tổ chức nào đó trong quá trình làm việc, từ giai đoạn ứng tuyển cho đến khi rời doanh nghiệp. Không gian làm việc thực tế và những yếu tố phi vật chất khác như văn hóa doanh nghiệp hay các yếu tố công nghệ đều có thể trở thành nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm làm việc của nhân viên. Những trải nghiệm tích cực có thể mang đến lợi ích trong nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, từ tuyển dụng đến lợi nhuận, cụ thể như sau.

#HRmust-know: Trải Nghiệm Nhân Viên - Chìa Khóa Thành Công Của Doanh Nghiệp

#Hrmust-Know: Trải Nghiệm Nhân Viên - Chìa Khóa Thành Công Của Doanh Nghiệp

1.    Gia tăng sự gắn kết nhân viên

Culture Amp – một nền tảng cung cấp trải nghiệm nhân viên hàng đầu – cho biết sự gắn kết của nhân viên là thước đo cho thấy mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức. Hầu hết doanh nghiệp đều nhận thấy tầm quan trọng của sự gắn kết nhân viên đối với hoạt động kinh doanh và chú trọng nâng cao khía cạnh này nhằm thúc đẩy hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân. Những trải nghiệm tích cực mà người lao động nhận được tại môi trường làm việc sẽ mang lại cho doanh nghiệp những người nhân viên sẵn sàng đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ của họ cho công việc.

2.    Tăng cường hiệu quả cho hoạt động tuyển dụng

Culture Amp cũng nhận thấy rằng sự gia tăng số lượng các trang web đánh giá doanh nghiệp cho thấy nhu cầu ngày càng cao trong việc tìm kiếm thông tin chuyên sâu về hoạt động của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao những trải nghiệm tốt đẹp và nhất quán của nhân viên về một doanh nghiệp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Cụ thể, khi người đang có nhu cầu tìm việc tìm kiếm thông tin về nhà tuyển dụng qua các website tìm việc, những phản hồi không tích cực về doanh nghiệp có thể gây ra nhiều bất lợi trong việc xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng. Điển hình là doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro đánh mất những ứng viên tiềm năng từ những đánh giá trên mạng.

3.    Thúc đẩy giao tiếp cởi mở nơi công sở

Khi nhân viên có được các trải nghiệm tuyệt vời trong công việc, họ sẽ không ngần ngại yêu cầu khi cần được hỗ trợ, cũng như đề xuất các phương án hoặc tiến hành hợp tác – đặc biệt là trong một môi trường luôn khuyến khích hỗ trợ lẫn nhau. Một doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các chính sách và nguyên tắc truyền thông hướng tới người lao động sẽ thu được nhiều lợi ích hơn. McKinsey cũng từng khẳng định trong một nghiên cứu của mình rằng: những nhân viên cảm thấy bản thân được lắng nghe thông qua các chính sách truyền thông sâu rộng của doanh nghiệp sẽ mang lại năng suất cao hơn khoảng 5 lần so với những người không cảm nhận được điều tương tự. Vì vậy, các nhà lãnh đạo nên xem xét việc tăng cường tần suất cập nhật thông tin – bao gồm cả việc giải thích những thứ đã được hoạch định lẫn những gì vẫn đang cần thảo luận thêm – để mang lại trải nghiệm công việc tốt hơn cho nhân viên.

#Hrmust-Know: Trải Nghiệm Nhân Viên - Chìa Khóa Thành Công Của Doanh Nghiệp

4.    Khuyến khích sự sáng tạo

Một tư duy sáng tạo và rõ ràng không chỉ mang đến lợi thế cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Trách nhiệm của doanh nghiệp là xây dựng văn hóa “tập trung vào trải nghiệm nhân viên” nhằm đảm bảo mang lại sự thoải mái và cảm hứng để tạo ra những ý tưởng mới với tư duy nhìn xa trông rộng cũng như dám thách thức những điều không thể. Sự sáng tạo sẽ dẫn đến những đổi mới giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mà không cần phải tốn thêm bất kỳ chi phí nào.

5.    Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên

Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã triển khai các sáng kiến nhằm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên như tổ chức tư vấn sức khoẻ theo ngày hoặc tuần, cho phép làm việc 4 ngày trong một tuần hay phát triển ứng dụng tư vấn chăm sóc sức khỏe,… nhưng như vậy đôi khi vẫn chưa đủ. Một môi trường làm việc bền vững và lành mạnh là yếu tố bắt buộc để mang đến cho nhân viên những trải nghiệm làm việc tích cực. Việc quan tâm đến sức khỏe tinh thần giúp thúc đẩy sự gắn kết và nâng cao năng suất lao động cho nhân viên, đồng thời gia tăng sự hài lòng của họ đối với công việc.

#Hrmust-Know: Trải Nghiệm Nhân Viên - Chìa Khóa Thành Công Của Doanh Nghiệp

6.    Giữ chân nhân tài

Theo nghiên cứu của Culture Amp, khoảng 10% nhân viên mới quyết định nghỉ việc trong vòng sáu tháng. Vì vậy, việc xây dựng những trải nghiệm tích cực là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên. Một quy trình đào tạo nhập môn (onboarding) cho nhân viên mới liền mạch sẽ góp phần tạo ấn tượng tốt và gia tăng khả năng gắn bó của nhân viên. Ngoài ra, những trải nghiệm tốt có thể dẫn đến một cái nhìn tích cực và xây dựng niềm tin, sự tự hào của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Tóm lại, trải nghiệm nhân viên là ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp cần xem xét để đầu tư thực hiện. Dành thời gian suy nghĩ về kế hoạch nâng cao trải nghiệm nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp đi trước một bước so với đối thủ. Từ đó, gia tăng lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là trong quá trình tuyển dụng và giữ chân nhân viên. Trong một tương lai còn nhiều biến động của thị trường lao động, điều duy nhất có thể chắc chắn là: doanh nghiệp sẽ tiếp tục tồn tại dựa trên hiệu quả làm việc của nhân viên.

Hãy trở thành người tiên phong với những chính sách nâng cao trải nghiệm nhân viên khác biệt cùng Talentnet – đơn vị tư vấn nhân sự hàng đầu Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nâng cao trải nghiệm nhân viên cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, chúng tôi tự tin mang đến một chiến lược phù hợp, góp phần mang đến sự phát triển cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai. Liên hệ ngay với Talentnet để biết thêm thông tin.

Liên hệ

Liên hệ

Bản tin

Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!